Ngày 26/6/2009, tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) đã tổ chức Lễ khởi công thi công công trình khoan máy Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu”. Tham dự có đại diện của Bộ TN&MT, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận, UBND huyện Bắc Bình, UBND xã Hòa Thắng và đông đảo CBCNV của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Đây là công trình rất có ý nghĩa, được coi là một trong những tiền đề quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp chế biến titan của Việt Nam.

Ngày 26/6/2009, tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) đã tổ chức Lễ khởi công thi công công trình khoan máy Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu”. Tham dự có đại diện của Bộ TN&MT, Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận, UBND huyện Bắc Bình, UBND xã Hòa Thắng và đông đảo CBCNV của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Đây là công trình rất có ý nghĩa, được coi là một trong những tiền đề quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp chế biến titan của Việt Nam.  

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến quặng titan-zircon tại Thông báo số 144/TB-VPCP ngày 23/6/2008 và Công văn số 980/VPCP-KTN ngày 18/2/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan - zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu”, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã có các Quyết định số: 864/QĐ-BTNMT ngày 7/5/2009, số 1018/QĐ-BTNMT ngày 2/6/2009 về việc phê duyệt đề án và phê duyệt dự toán năm 2009 của đề án này.

Theo đó, Đề án có mục tiêu: Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan -zircon trong tầng cát đỏ nhằm khoanh định cụ thể các diện tích chứa sa khoáng titan - zircon để tổ chức thăm dò, đánh giá trữ lượng làm cơ sở lập dự án đầu tư khai thác, chế biến và dự trữ quốc gia.

Nhiệm vụ của đề án là: Khoanh định các diện tích có trầm tích cát đỏ trên mặt và tồn tại dưới sâu, có khả năng chứa sa khoáng titan – zircon; Khoanh định các diện tích có triển vọng về sa khoáng titan - zircon; Đánh giá tiềm năng sa khoáng và chất lượng quặng sa khoáng titan - zircon trên các diện tích có triển vọng; Khoanh định các diện tích để thăm dò tiếp theo. Khái toán kinh phí khoảng trên 317 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2009 đến 2011.

           Diện tích điều tra của đề án thuộc các vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng diện tích 1.435 km2; Diện tích điều tra chi tiết 1/10.000 tại 05 tiểu khu vùng Bình Thuận và Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 508 km2.

           Phương pháp thi công chủ yếu là: Điều tra địa chất tỷ lệ 1/25.000; Điều tra khoáng sản chi tiết tỷ lệ 1/10.000; Đo địa vật lý, đo trắc địa; Khoan máy; Lấy, gia công và phân tích mẫu.

Thực hiện các quyết định trên của Chính phủ và Bộ TN&MT, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Cục một số nội dung cơ bản như sau: Chủ trương phân bổ nhiệm vụ, giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Cục tham gia thi công, huy động tối đa lực lượng thi công, thiết bị hiện có của các đơn vị thuộc Cục để thực hiện.  Các đơn vị trực thuộc Cục, tùy theo khả năng hiện có của đơn vị mình, đăng ký tham gia thi công Đề án ở mức tối đa mà không làm ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng và tiến độ thi công các nhiệm vụ khác của đơn vị.  Giao Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ chủ trì, phối hợp với Phòng Địa chất, Phòng Kế hoạch Tài chính của Cục khẩn trương tổ chức tập huấn kỹ thuật thi công cho các đơn vị tham gia thi công Đề án. Phòng Kế hoạch - Tài chính chủ trì phối hợp với phòng Địa chất lập kế hoạch chi tiết về khối lượng, giá trị thi công giai đoạn I của Đề án và lập kế hoạch công tác mua sắm thiết bị trong đề án, trình lãnh đạo Cục để giao trực tiếp cho các đơn vị; Phân công thực hiện các dạng công việc của đề án cho các đơn vị trực thuộc Cục năm 2009.

Phát biểu tại Lễ khởi công thi công công trình khoan máy, Quyền Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Văn Thuấn nhấn mạnh: Đây là một đề án lớn nhất từ trước đến nay của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Lần đầu tiên Cục huy động 12/16 đơn vị trực thuộc cùng tham gia. Đề án đã nhận được quan tâm, chỉ đạo, giám sát và kỳ vọng của Bộ TN&MT, sự quan tâm của Chính phủ và toàn thể xã hội. Sự thành công của Đề án sẽ là tiền đề, tạo cơ sở cho ngành công nghiệp khai thác, chế biến titan của cả nước. Do vậy, Cục chủ trì, chỉ đạo trực tiếp công tác thi công đề án.

Các hạng mục công việc của đề án phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy chuẩn kỹ thuật và chuẩn mực. Trách nhiệm của chủ nhiệm đề án và các đơn vị tham gia thi công: Yêu cầu tuân thủ chặt chẽ Quy chế thi công đề án ban hành theo Quyết định số 242/QĐ/ĐCKS-ĐC ngày 9/6/2009 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Theo đó, các đơn vị phải bám sát kế hoạch giao, huy động tối đa lực lượng thi công, thiết bị hiện có, chấp hành sự Điều hành và tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kỹ thuật của Chủ nhiệm đề án. Công tác lấy, gia công và phân tích mẫu và công tác an toàn trong thi công, bảo đảm mối quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa phương…đều phải được tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình thi công, quản lý Đề án.                

(Theo Lan Khanh – Việt Đức – http://www.monre.gov.vn)